Đài thiên văn
Giới thiệu kính thiên văn khúc xạ Galileo và kính thiên văn phản xạ Newton
Chiếc kính viễn vọng đầu tiên có thiết kế gồm một thị kính phân kỳ sắp đồng trục với một vật kính hội tụ, đó là ý tưởng phát minh của một nhà sản xuất kính mắt người Hà Lan, Hans Lippershey vào năm 1608, thiết kế này đã giúp chúng ta quan sát một vật được phóng đại lên vài lần.
Sau đó một năm, năm 1609, Galileo đã cải tiến thiết kế này giúp tăng độ phóng đại và áp dụng nó vào thiên văn học. Đây được coi là lần đầu tiên con người hướng kính viễn vọng lên bầu trời. Ông đã có thể thấy rõ những ngọn núi và miệng hố trên Mặt Trăng và cả Dải Ngân hà, ông còn phát hiện các vết đen trên Mặt trời, Mộc tinh và các vệ tinh nổi tiếng của nó, đây cũng là lấn đầu tiên con người phát hiện ra những hành tinh khác Trái Đất cũng có những vệ tinh nổi tiếng của chính nó. Còn Isaac Newton được coi là người đầu tiên chế tạo ra kính viễn vọng phản xạ vào năm 1668. Với ý tưởng loại bỏ quang sai màu cho kính thiên văn, ông đã nghĩ ra việc xây dựng một chiếc kính không sử dụng thấu kính, và khi đó kính thiên văn phản xạ đầu tiên đã ra đời.
Mô hình các kính thiên văn hiện đại.
- Kính thiên văn không gian Hubble: Kính Hubble là một kính viễn vọng không gian của NASA, được đưa lên không gian vào ngày 24/4/1990. Hubble không phải là kính viễn vọng không gian đầu tiên trên thế giới nhưng nó là kính viễn vọng lớn và mạnh nhất từng được phóng tính cho tới thời điểm trước khi kính thiên văn James Webb vừa mới được phóng lên gần đây (tháng 12 năm 2021). Kính Hubble mang tên của nhà thiên văn học Mỹ - Edwin Powell Hubble (1889-1953). Đây là kính thiên văn phản xạ được trang bị hệ thống máy tính và một gương thu ánh sáng có đường kính 2,4m. Nó được đưa lên và hoạt động trên quỹ đạo của Trái Đất tại độ cao khoảng 610 km, cao hơn khoảng 220 km so với độ cao quỹ đạo của trạm vũ trụ quốc tế ISS, Hubble có thể quay một vòng quanh Trái Đất trong thời gian 97 phút và 15 lần mỗi ngày. Hubble đã thực sự làm kinh ngạc các nhà khoa học khi nó có thể thu nhận ánh sáng từ vật thể cách xa 12 tỉ năm ánh sáng.
- Kính thiên văn không gian James Webb: Kính thiên văn không gian James Webb (JWST) là một kính viễn vọng không gian đã được chế tạo và phóng lên vào 19 giờ 20 phút (theo giờ Việt Nam) ngày 25 tháng 12 năm 2021. Kính JWST có độ nhạy và độ phân giải chưa từng có với khả năng thu thập từ bước sóng khả kiến cho tới hồng ngoại trung, và là thế hệ kính thiên văn kế tiếp của kính thiên văn không gian Hubble và kính thiên văn không gian Spitzer. Kính viễn vọng James Webb nhạy hơn Hubble khoảng 100 lần và được kỳ vọng sẽ thay đổi hiểu biết của các nhà khoa học về vũ trụ và vị trí của chúng ta trong đó. Kính viễn vọng này có đặc điểm bao gồm một gương chính ghép mảnh đường kính 6,5 mét được tên lửa đưa tới điểm L2 của hệ Mặt Trời - Trái Đất. Các tấm chắn Mặt Trời lớn sẽ giữ cho gương và bốn thiết bị khoa học ở nhiệt độ luôn dưới 50K. Khả năng của JWST sẽ cho phép khảo cứu trên diện rộng đối với lĩnh vực thiên văn học và vũ trụ học. Một mục tiêu quan trọng đó là quan sát những thiên thể ở xa nhất trong Vũ trụ, vượt phạm vi khả năng nghiên cứu của các thiết bị mặt đất và kính viễn vọng không gian hiện tại.
- Kính thiên văn Thirty Meter: Chiếc kính thiên văn đường kính 30 mét lớn nhất thế giới – Thirty Meter Telescope (TMT) được đặt tại núi lửa Mauna Kea ở Hawaii. Tại đây, các dự án có quy mô lớn được dẫn dắt bởi một đội ngũ kỹ sư, các nhà khoa học và các chuyên gia đến từ Pasadena, California, những người đã làm việc với nhau để phát triển các loại kính thiên văn quang học tiên tiến nhất và mạnh mẽ nhất trên thế giới.
- TMT đóng vai trò như một công cụ để điều tra một loạt các chủ đề liên quan đến hệ thống năng lượng Mặt Trời bao gồm: thăm dò những vùng không gian xa xăm trong vũ trụ; cấu trúc các hành tinh lớn, cung cấp phân tích quang phổ chi tiết của các thiên hà và các mảnh vỡ vũ trụ trong kỷ nguyên của thiên hà; theo dõi các hố đen khổng lồ, và nhìn vào quá trình hình thành hành tinh và các đặc tính của các hành tinh ngoài Hệ Mặt Trời.
Kính thiên văn lớn CDK600
Kính thiên văn PlaneWave CDK600 có đường kính gương 600mm và tiêu cự đạt 3962mm. Đây là một hệ thống kính thiên văn mang tính cách mạng với Corrector lens được thiết kế đặc biệt để loại bỏ coma và off-axis astigmatism, kính có trường phẳng rộng đến 70mm, phù hợp cho chụp ảnh thiên văn. Ngoài ra, hệ kính được trang bị chân đế L-600 lắp đặt theo hệ tọa độ chân trời Azimuth-Altitude, giúp hệ thống Kính thiên văn hoạt động ổn định, có khả năng định hướng với độ chính xác đến 2 arcsec và khả năng bám theo chỉ sai lệch khoảng 0.3 arcsec trong 5 phút.
Di chuyển/ lên/ xuống/ trái/ phải
Phóng to/ thu nhỏ không gian
Mở âm lượng
Tắt âm lượng
Mở toàn màn hình
Ẩn thanh điều khiển
Hiện thanh điều khiển
Di chuyển tiếp tục/ lùi lại
Hệ thống tham quan ảo phục vụ hoạt động phổ biến kiến thức khoa học tại Trung tâm Khám phá khoa học và Đổi mới sáng tạo là nhu cầu thiết thực, giúp công chúng có thể tham quan từ xa các khu tham quan, mô hình mà không cần đến trực tiếp trung tâm, có thể dễ dàng cập nhật nội dung mới cũng như các tour tham quan có tương tác và hỗ trợ nhiều ngôn ngữ, và hỗ trợ phát trực tuyến các sự kiện của trung tâm.