Lối ra
Lối vào
Phòng 1
Phòng 0
Hoạt động tìm hiểu các thách thức đối với Việt Nam
1. Ý nghĩa
Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức về môi trường và biến đổi khí hậu. Đây là một đề tài rộng lớn, bình thường cần đi kèm nhiều số liệu để minh họa. Tuy nhiên, trong khuôn khổ gian phòng này, hoạt động sau đây sẽ kích thích giác quan, óc phán đoán, và bước đầu sẽ khiến khách tham quan hình dung được những nguy cơ mà Việt Nam đang đối mặt, đồng thời làm tiền đề cho các nội dung khác trong gian phòng.
2. Mô tả:
Hoạt động bao gồm các khối trụ gắn lên tường. Mỗi khối có cửa sập phía trước và một lỗ vừa bàn tay bên cạnh. Bên trong lỗ có những đồ vật để khách tham quan cảm nhận và đoán đó là vật gì. Phía sau cửa sập sẽ là những dòng chữ đáp án và thông tin cô đọng về nguy cơ tài nguyên-môi trường liên quan đến đồ vật đó:
- Cánh chong chóng gắn trục quay: Các nguồn nhiên liệu hóa thạch (than, dầu) của Việt Nam không còn đủ cung cấp cho nhu cầu trong nước. Phát triển các nguồn năng lượng tái tạo là một lựa chọn tất yếu để đảm bảo an ninh năng lượng.
- Gạch đỏ: Đô thị hóa - Mật độ dân cư tăng nhanh không đi đôi với phát triển cơ sở hạ tầng không đầy đủ sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng ô nhiễm môi trường.
- Không khí (luồng khí thổi ra hít vào - hoặc là bóng bay): Ô nhiễm không khí không chỉ có tác động toàn cầu, vì không khí là tài nguyên chung, mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng và năng suất lao động.
- Mẩu lưới: Đánh bắt cá - Các cách đánh bắt cá tận diệt như dùng điện, thuốc nổ sẽ hủy diệt môi trường và tài nguyên cá sau này.
- Nhánh cây: Tiêu thụ các sản phẩm từ gỗ trồng được chính là góp phần bảo vệ rừng tự nhiên và đa dạng sinh học.
- Nhiệt (đèn sợi đốt giấu bên trong): Việt Nam là một trong những nước chịu tác động lớn nhất từ sự biến đổi khí hậu toàn cầu.
- Túi nylon: Rác thải nhựa - Việt Nam những năm gần đây nằm trong top đầu thế giới về lượng rác thải nhựa xả ra đại dương.
Mô phỏng gió bão
Việt Nam đang hứng chịu các mùa bão ngày một thất thường hơn với nhiều hệ lụy, nhất là ở những vùng không có truyền thống chống chịu bão lớn. Với hoạt động này, khách tham quan có thể trải nghiệm gió bão lên đến cấp 11-12 trong một không gian an toàn, có dạng như một bốt điện thoại công cộng.
Hợp tác quốc tế
Mảng tường này đóng vai trò là một bản tuyên ngôn cho sự đồng lòng của các quốc gia trong nỗ lực đối phó với biến đổi khí hậu. Các mốc thời gian quan trọng nhất sẽ được thể hiện từ trên xuống dưới
- 1827 J. Fourrier khám phá ra “hiệu ứng nhà kính”.
- 1896 S.A. Arrhenius nhận thấy có mối liên hệ giữa hoạt động sản xuất của con người và sự gia tăng nồng độ CO2 trong không khí.
- 1958 C.D. Keeling thấy rằng nồng độ CO2 đang tăng cao và lan đều toàn bộ thế giới chứ không chỉ nằm lại các châu lục đã công nghiệp hóa.
- 1972 Ra đời câu trích nổi tiếng “Suy nghĩ toàn cầu, hành động địa phương” trong *Chúng ta chỉ có một Trái Đất* của René Dubos - báo cáo cơ sở cho hội nghị đầu tiên về môi trường của Liên Hiệp Quốc.
- 1987 Định nghĩa về phát triển bền vững trong báo cáo Brundtland: “là một sự phát triển thỏa mãn nhu cầu hiện tại nhưng không làm phương hại đến khả năng đảm bảo nhu cầu của các thế hệ tương lai”.
- 1988 IPCC (Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu) ra đời
- 1992 Công ước khung Liên Hiệp Quốc về Biến đổi khí hậu (UNFCCC) được 154 nước phê chuẩn
- 1997 Nghị định thư Kyoto được thông qua trong Hội nghị các bên UNFCCC lần thứ 3 (COP3). 36 nước công nghiệp và liên minh Châu Âu cam kết đến năm 2012 sẽ giảm 5,2% lượng phát thải khí nhà kính so với mức năm 1990.
- 2007 IPCC xuất bản báo cáo, trong đó khẳng định chắc chắn 90% rằng nhiệt độ toàn cầu tăng là do khí nhà kính phát thải bởi hoạt động con người (so với mức chắc chắn 66% năm 2001). Al Gore đồng nhận giải Nobel Hòa bình cùng các tác giả của báo cáo IPCC.
- 2012 COP18 tại Doha: quyết định gia hạn Nghị định thư Kyoto đến 2020.
- 2015 COP21 tại Paris: các quốc gia đạt được thỏa thuận thay thế Nghị định thư Kyoto sau 2020, cùng hướng đến mục tiêu kiềm chế nhiệt độ tăng dưới 2°C (nhắm tới 1,5) vào cuối thế kỷ so với thời kỳ tiền cách mạng công nghiệp.
- 2021 COP26 tại Glasgow: Việt Nam cam kết đưa lượng phát thải carbon ròng về 0 trước năm 2050.
Phòng 3
Phòng 3
QUÁ TRÌNH QUANG HỢP
Mô hình mô tả quá trình quang hợp, khi thực vật, tảo và một số loại vi khuẩn sử dụng ánh sáng mặt trời, hấp thụ carbon dioxide (CO2) và nước (H2O) từ không khí và đất để tạo ra oxygen (O2) và glucose (một loại phân tử đường).
Ý nghĩa:
- Oxygen (O2) được thải ra cho con người và các sinh vật khác sử dụng thông qua quá trình hô hấp.
- Glucose được giữ lại để cung cấp năng lượng cho các động vật ăn cỏ và cuối cùng là động vật ăn thịt thông qua quá trình tiêu hoá thức ăn.
- Cân bằng lượng khí oxygen (O2) và carbon dioxide (CO2) trong không khí.
- Nuôi sống chính các loài thực vật này để mang đến một nguồn nguyên liệu to lớn (may mặc, giấy, năng lượng, ...) và thức ăn dinh dưỡng quý giá cho con người.
XÓI MÒN ĐẤT
Xói mòn đất là quá trình mà lớp đất màu giàu dinh dưỡng bên trên bề mặt bị cuốn trôi do tác động trực tiếp của gió hoặc nước khi mưa lũ và gián tiếp bởi chính con người chúng ta khi phá rừng.
Khi có mưa lũ:
- Khu vực nhiều cây: nước được giữ lại trên thân và lá, thấm xuống đất nhanh hơn và nước ngầm xuất hiện nhiều hơn.
- Khu vực ít cây: phần lớn nước chảy ở bên trên và phá hủy lớp đất bề mặt nhiều hơn, cuốn theo đất lẫn các chất dinh dưỡng.
Ý nghĩa:
Thực vật như cây cỏ đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với đất:
- Hạn chế và ngăn chặn sự xói mòn đất trên bề mặt
- Góp phần tích trữ và điều tiết cho lượng nước ngầm bên dưới
- Hỗ trợ cân bằng và điều hoà về khí hậu (nhiệt độ, lượng mưa)
Di chuyển/ lên/ xuống/ trái/ phải
Phóng to/ thu nhỏ không gian
Mở âm lượng
Tắt âm lượng
Mở toàn màn hình
Ẩn thanh điều khiển
Hiện thanh điều khiển
Di chuyển tiếp tục/ lùi lại
Hệ thống tham quan ảo phục vụ hoạt động phổ biến kiến thức khoa học tại Trung tâm Khám phá khoa học và Đổi mới sáng tạo là nhu cầu thiết thực, giúp công chúng có thể tham quan từ xa các khu tham quan, mô hình mà không cần đến trực tiếp trung tâm, có thể dễ dàng cập nhật nội dung mới cũng như các tour tham quan có tương tác và hỗ trợ nhiều ngôn ngữ, và hỗ trợ phát trực tuyến các sự kiện của trung tâm.